Tình trạng chảy nước mũi ở trẻ em là vô cùng phổ biến, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng trang bị cho mình kiến thức và biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này
Việc chữa sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nên hãy cùng https://tranlac.com tìm hiểu vài mẹo bổ ích giúp con mau khỏi bệnh nhé
Tại sao bệnh chảy nước mũi thường xuất hiện nhiều ở trẻ ?
Sổ mũi là một tình trạng quá nhiều nhầy nhớt ở mũi và họng, thường do các nguyên nhân sau:
- Có thể là hậu quả của một bệnh cảm cúm thường.
- Có thể xuất hiện cùng thời kỳ với chứng bệnh nhiễm trùng, như sởi chẳng hạn.
- Có thể là triệu chứng của bệnh cúm.
- Với chứng sổ mũi, chất nhầy nhớt chảy ra trong và lỏng.
Có 2 loại sổ mũi phổ biến:
Sổ mũi mùa:
Một trong những dạng nghiêm trọng nhất của chứng sổ mũi cấp xảy ra ở những người bị sổ mũi mùa, khi phản ứng chảy nước mũi đi kèm chảy nước mắt và hắt hơi.
Sổ mũi kinh niên:
Có thể bắt nguồn từ bệnh viêm xoang. Chất nhầy nhớt từ các xoang nhiễm trùng chảy xuống phía sau cuống họng, khiến trẻ ho, đặc biệt là khi trẻ nằm xuống. Việc thở trở nên khó khăn và nếu có nhiều chất nhầy bị nuốt vào thì dẫn tới cảm giác khó chịu, muốn ói mửa. Thỉnh thoảng trẻ có thể sổ mũi kèm viêm tai giữa, sùi vòm họng hay polip mũi.
Một số trẻ hay bị sổ mũi lặp đi lặp lại thì nên nghĩ đến V.A là nguyên nhân, có thể cần nạo V.A.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị sổ mũi:
- Có thể sốt hoặc không.
- Nghẹt mũi, ngứa mũi.
- Chảy nước mũi, nước trong.
- Ho, nhất là về đêm, trẻ ngủ không yên giấc.
- Khó cho bú.
- Ói mửa nếu chất nhầy nhớt bị nuốt vào nhiều.
Một số sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải khi chữa trị cho trẻ:
Khi chữa cho trẻ bị chảy nước mũi, do thiếu hiểu biết cũng như thương bé quá mà các bậc phu huynh thường mắc phải những sai lầm sau:
Nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé
Đối với người trưởng thành thì tỏi có công dụng rất tuyệt vời trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp ( vì trong tỏi có chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và nấm) như viêm xoang,…trong đó có chứng chảy nước mũi.
Tuy nhiên, đối với trẻ em do hệ thống xoang còn chưa hoàn thiện, các bộ phận của mũi xoang còn non nớt nên tuyệt đối không thể sử dụng nước tỏi ép để chữa chảy nước mũi nói riêng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng nói chung. Vì nước ép tỏi rất dễ gây nóng rát, phù nề, có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Hút mũi cho trẻ
Các bậc phụ huynh thường lấy miệng của mình để hút nước mũi cho trẻ, làm như vậy rất mất vệ sinh. Bởi, nước mũi chảy ra có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Khi dùng miệng để hút, vi khuẩn, vi rút sẽ xâm nhập vào cơ thể người mẹ ngay lập tức. Thêm vào đó, trong miệng người mẹ cũng có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, sẽ xâm nhập vào mũi, xoang của trẻ gây viêm nhiễm nặng hơn.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi mặc dù có tác dụng ngưng chảy nước mũi rất hiệu quả, nhanh chóng nhưng lại có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi cần hết sức chú ý, không nên sử dụng quá lâu.
Những loại thuốc nhỏ mũi thường có chứa các thành phần như corticoid nếu không dùng đúng sẽ gây một số biến chứng ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết,…Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi còn ức chế sự lành vết thương khi sử dụng chúng để nhỏ mũi, mà ở mũi có các tổn thương khu trú.
Vậy nên, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ, và cần tuân theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và cách sử dụng thuốc, tránh việc lạm dụng thuốc.
Chăm sóc trẻ bị sổ mũi sao cho đúng cách ?
- Không được cố làm thông mũi trẻ bằng một que quấn bông vì làm như vậy chỉ đẩy thêm chất nhờn vào sâu bên trong. Đối với trẻ nhỏ hãy hút sạch chất nhờn trong mũi, còn với trẻ lớn hãy cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi làm chất nhầy loãng ra.
- Cho trẻ hít hơi nước nóng giúp làm thông mũi.
- Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thể gây viêm tai và viêm xoang.
- Chứng sổ mũi kèm theo một bệnh nhẹ là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chứng sổ mũi kinh niên cần được chữa trị nghiêm túc.
- Nếu trẻ lớn, để trẻ nằm nghỉ trong buồng yên tĩnh. Chú ý phòng lây bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang. Cho trẻ cách ly với các thành viên khác trong gia đình và không nên để trẻ bị lạnh.
- Đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám bệnh nếu chứng sổ mũi khiến trẻ khó bú hoặc chứng sổ mũi bắt nguồn từ một phản ứng dị ứng, sổ mũi kéo dài mà không có nguyên nhân.
- Cho trẻ sử dụng thuốc làm thông mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có một số loại thuốc làm ráo chất nhớt đến mức cơ thể phải tiết ra nhiều thêm chất nhớt để bù trừ.
- Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự tiện pha nước muối, tỏi để vệ sinh cho trẻ.
- Mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, lông thú nhồi bông.
- Cho trẻ uống thuốc
Vài mẹo hay phụ huynh nên bỏ túi:
Vệ sinh mũi bé bằng dung dịch nước muối sinh lý
Với trẻ sơ sinh, mẹ hút, rửa mũi cho con 4 lần/ngày bằng Natri Clorid 0,9% và dụng cụ hút mũi. Với trẻ lớn, cha mẹ xịt mũi cho con để làm loãng dịch mũi, sau đó hướng dẫn con tự xì/hỉ mũi từng bên một bằng giấy sạch, mềm, loại dùng một lần.
Lưu ý:
- Nước muối dùng cho trẻ nên mua từ hiệu thuốc, mẹ không nên tự pha nước muối ở nhà vì dụng cụ không vệ sinh, tỉ lệ pha không chuẩn. Không tự ý thêm nước ép tỏi vì tỏi có thể làm bỏng niêm mạc của bé.
- Không được dùng tay bịt hai bên mũi để hỉ mũi. Cách hỉ mũi như vậy sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, làm dịch mũi di chuyển lên tai, xoang…
- Không dùng miệng hút mũi cho con vì khoang miệng người lớn nhiều vi khuẩn; hút mũi bằng miệng sẽ rất mất vệ sinh, làm con bị viêm mũi nặng hơn.
Cho bé uống siro ho
Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ nên cho con uống thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi dạng siro để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, dễ chịu, mau khỏi hơn.
Dùng dầu mè nguyên chất hoặc dầu oliu
Chấm dầu mè hay dầu ô liu vào phần mềm bên trong lỗ mũi 3 – 4 lần/ ngày.
Làm ẩm không khí giúp bé dễ chịu hơn
Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.
Xông mũi cho bé với thuốc cảm xuyên hương
Thuốc cảm xuyên hương viên nang hoặc viên con nhộng, viên nang thì nghiền ra, viên con nhộng thì tiện hơn, lấy bột thuốc cho vào một lọ thủy tinh nhỏ, (lấy lọ thuốc Enervon C đã dùng hết thuốc để dùng là vừa) sau đó làm một cái phễu bằng giấy để úp vào lọ thủy tinh sao cho khi đổ nước sôi vào lọ thủy tinh có bột thuốc, hơi thuốc sẽ bốc lên qua phần cuối của phễu giấy, hướng phần cuối phễu đó vào cạnh mũi bé cho hơi nước có mang theo thuốc bé sẽ hít vào khi thở.
Để khoảng 2-3 phút là vừa. Một ngày các mẹ làm khoảng 2-3 lần. Chỉ sau một ngày thôi là sẽ hiệu nghiệm ngay. Cách này không áp dụng được cho các bé dưới 3 tháng tuổi.
Cho bé ngửi dầu tràm
Các mẹ đổ 1 ít ra tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực… để giữ ấm cho con.
Chữa nghẹt mũi bằng hành hoa
Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.
Cho bé uống gừng mật ong
Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều. Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
Cho trẻ uống nước chanh ấm
Axit citric có trong chanh được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ em hiệu quả. Ngoài ra trong chanh có chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày mẹ cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh. Nếu trẻ đã trên 1 tuổi thì mẹ có thể pha thêm 1 chút mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Dùng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi nước mũi hết chảy hẳn.
Nhằm giúp các bé mau chóng khỏi bệnh , phát triển sức khỏe và thể chất tốt, các mẹ hãy nắm lòng những phương pháp mà https://tranlac.com
giới thiệu trên đây nhé ! Đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời giúp các mẹ chữa trị cho con tại nhà đấy !
Chúc các mẹ nuôi dạy con tốt !