Trẻ nhỏ sốt 38 độ, nguy hiểm hay không?

Dù bị sốt là chuyện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng mỗi lần thân nhiệt của trẻ chỉ tăng nhẹ một chút cũng khiến cho các mẹ không thôi lo lắng. Hãy cùng https://bekhocdem.com/ tìm hiểu cách hạ sốt tốt nhất cho các bé nhé!

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm các cách chữa trẻ khóc đêm tại đây

Trẻ em sốt 38 độ
Trẻ em sốt 38 độ

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt.

  • Mọc răng: Việc mọc răng làm cho thân nhiệt của bé tăng cao dẫn đến sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt bé quá 38 độ C thì nhiều khả năng bé đang sốt vì nguyên nhân khác
  • Tiêm chủng: sau khi tiêm vacxin trẻ hay bị sốt dưới 39 độ C đây là chuyện thường gặp.
  • Trẻ bị sốt khi bị ủ quá kỹ, mặc nhiều quần áo khiến trẻ bị hấp hơi, gây bách tích nhiệt.
  • Sốt do nhiễm trùng: khi bị nhiễm trùng, hoặc mắc phải bệnh nào đấy thì sốt chính là cách cơ thể chiến đấu lại với những con vi rút, vi khuẩn
  • Sốt cũng có thể do một số bệnh khác như: sốt rét, sốt xuất huyết,…
Trẻ em sốt 38 độ
Trẻ em sốt 38 độ

2.Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt.

  • Mắt của trẻ không phản ứng nhanh, giảm sự lanh lợi, linh hoạt thường ngày.
  • Trẻ ngủ nhiều, hay quấy khóc, mệt mỏi, lơ mơ, nằm lả ra.
  • Hai bên má của bé đỏ, nóng bừng.
  • Thân nhiệt cao hơn bình thường (trán, lưng, bàn tay, bàn chân,…)
  • Sử dụng nhiệt kế để đo, đây là cách để biết chính xác nhất trẻ có bị sốt hay không. Bé có thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C.
  • Người bé đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường, hơi thở gấp.
  • Bỏ bú, biếng ăn.
Trẻ em sốt 38 độ
Trẻ em sốt 38 độ

3. Mức độ sốt ở trẻ.

Cơ thể của trẻ nhỏ bình thường rơi vào khoảng 37 độ C. Tuy nhiên con số trên chỉ dựa theo số liệu thống kê của nhiệt kế nên không phải ai cũng có thân nhiệt như thế. Có người cao hơn, người thấp hơn vì vậy số liệu thống kê dưới đây chỉ mang tính chất để tham khảo các mẹ nên xem trước thân nhiệt bình thường của bé là bao nhiêu để rút ra kết luận đúng nhất nhé.

  • Nhiệt độ trên 37,5 độ C: Trẻ chỉ bị sốt nhẹ.
  • Nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C: Trẻ có tình trạng sốt.
  • Nhiệt độ từ 39 độ C – 40 độ C: Sốt cao
  • Nhiệt độ trên 40 độ C: Sốt rất cao. Mẹ nên đưa con đến phòng khám để chữa trị kịp thời.
Trẻ em sốt 38 độ
Trẻ em sốt 38 độ

4. Cách xử lý khi bé bị sốt.

  • Sốt có thể dẫn đến tình trạng mất nước, vì thế mẹ hãy pha cho bé một cốc nước cam hay cốc sữa đặc ấm để làm tăng đường và tránh tình trạng mất nước cho bé.
  • Hãy nới lỏng quần áo cho bé, tránh cuốn chăn kín khắp người bé vì việc này làm hấp hơi khiến cho cơ thể bé càng trở nên nóng hơn.
  • Dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô rồi lau khắp người bé. Nước ấm sẽ bốc hơi giúp lưu thông mạch máu, làm mát cơ thể cho bé. Lưu ý không nên sử dụng cách này trong môi trường lạnh, vì lạnh khiến khăn mau chóng giảm nhiệt điều này sẽ khiến cho bé khó chịu, hơn nữa lạnh sẽ làm co mạch máu lại gây tích nhiệt lại bên trong cơ thể.
  • Tắm nước ấm, đây là cách hiệu quả giúp trẻ mau phục hồi nhất. Cách làm:
  • Cho trẻ ngồi vào chậu nước ấm, dội nước khắp cơ thể bé, lưu ý tránh vùng mắt, tai, mũi của bé         
  • Sau 5 phút đến 7 phút thì lau khô người cho bé, cho bé mặc quần áo mỏng, theo dõi bé xem có những biểu hiện khác không.
  • Dùng khăn ấm đắp lên trán bé, đây có lẽ là cách phổ biến nhất mà các mẹ hay làm để hạ thân nhiệt cho con.
  • Sử dụng khăn ấm lau nách, lau chân tay cho bé để giảm thân nhiệt chon con.
  • Trong trường hợp con sốt trên 38 độ C mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt nhưng tốt nhất nên cho con đến phòng khám để điều trị cho hợp lý nhất.
Trẻ em sốt 38 độ
Trẻ em sốt 38 độ

5. Những điều mà mẹ cần lưu ý.

  • Không nên mặc cho trẻ nhiều đồ vì sợ con lạnh đặc biệt là khi trẻ đang sốt.
  • Không nên cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi phát hiện. Việc quá lo lắng dẫn đến việc hấp tấp vội vàng cho con uống thuốc luôn sẽ khiến cho bé phải đối mặt với nhiều những nguy hiểm khác. Nếu con sốt trên 38 độ C mới cho con uống thuốc hạ sốt, tốt nhất các mẹ vẫn nên cho con đi khám để nghe chỉ định của bác sĩ.
  • Nghiêm cấm sử dụng nước đá hay dùng cồn để làm hạ sốt cho bé. 
  • Không nên để bé trong không gian bí bách, ngột ngạt.
  • Không nặn chanh vào miệng, mắt bé để hạ sốt việc này không những không khiến bé hạ sốt mà còn có thể khiến bé bị ngạt thở, phỏng, rộp.
  • Không sử dụng các mẹo dân gian nếu chưa có kiểm định của bộ y tế.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt cho bé vì nó chứa những thành phần gây kích ứng cho trẻ em.

Trên đây là một số những điều các mẹ cần biết khi thấy bé có dấu hiệu bị sốt. Tuy đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhưng nó cũng không kém phần nguy hiểm vì vậy bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Khi thấy bé có biểu hiện sốt dài, sốt cao, co giật các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để biết được rõ tình trạng của bé nhất.

 

0/5 (0 Reviews)